Đâu là lợi thế cạnh tranh của người Việt?

Trong buổi trò chuyện đầu năm GS.TSKH Vũ Minh Giang cho rằng, đã tới lúc nên nhìn nhận, coi những giá trị di sản văn hóa phi vật thể như tính cách của người Việt cũng chính là tài nguyên phát triển.

“Bởi tính cách tích cực hay tiêu cực là góc nhìn của mỗi người. Khen một điều tích cực cũng là do người phân tích, chê điều tiêu cực cũng là do góc nhìn của người lựa chọn. Biến tất cả những gì mình có thành lợi thế cạnh tranh thì đó mới là tư duy hiện đại, có tầm của người có văn hóa, làm văn hóa”, GS.TSKH Vũ Minh Giang nhấn mạnh.

kysuCNTT
Theo GS. Vũ Minh Giang, người Việt có nhiều thế mạnh khi làm công nghệ thông tin (Nguồn: Báo Chính Phủ)

Từ tính linh hoạt tới lợi thế công nghệ thông tin

GS.TSKH Vũ Minh Giang phân tích, trước hết văn hóa là một tài nguyên cả hữu hình và vô hình, hiện thân dưới các dạng di sản văn hóa vật thể, phi vật thể. Có những di sản tiêu biểu được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa của nhân loại nhưng cũng có những nét văn hóa hòa vào trong cuộc sống như tình tương thân tương ái, đoàn kết trước hiểm nguy, lá lành đùm rá rách, nhân hậu… Đó là những nét đẹp truyền thống của tính cách người Việt.

am_thuc

Thế mạnh thời trang, ẩm thực của Việt Nam chưa được khai thác để trở thành lợi thế phát triển. Ảnh: Minh Ha (Báo Chính Phủ)

Ra thế giới bằng sự thông minh, linh hoạt, sáng tạo

Quay trở lại bài toán khai thác giá trị phi vật thể của người Việt, GS. Vũ Minh Giang cho rằng cần phải có một tầm nhìn, chiến lược trong việc biến tất cả những gì mình có thành lợi thế trong quá trình hội nhập quốc tế.

“Thực tế là chúng ta chưa biết tận dụng những thế mạnh đó và còn tự ti về những nét tính cách bị coi là nhược điểm tính cách của mình. Cách đây khoảng 10 năm một nhóm chuyên gia Nhật Bản tư vấn cho Chính phủ đã đưa khuyến nghị, Việt Nam nên đầu tư vào những lĩnh vực như thời trang, ẩm thực… vì ở những lĩnh vực này người Việt Nam có thế mạnh tuyệt đối”, GS. Vũ Minh Giang nhớ lại.

“Quảng bá thì không chỉ nói ra rả là chúng ta hay mà một món ăn ngon, một làn điệu dân ca diễn xướng thu phục lòng người. Quảng bá là việc vô cùng quan trọng để thế giới biết đến Việt Nam, yêu Việt Nam và làm bạn với Việt Nam. Đó là ngoại giao văn hóa cần đi kèm với ngoại giao nhân dân”, GS. Vũ Minh Giang nói và nhấn mạnh: Phát huy sở trường, biến những mặt mạnh của sở đoản thành lợi thế cạnh tranh chính là điều chúng ta cần tập trung thực hiện để văn hóa thực sự là động lực phát triển bền vững.

“Bởi lẽ, nếu coi khai khoáng (than, dầu khí) là nền tảng của phát triển thì sự phát triển đó không bền vững. Vì tài nguyên thiên nhiên là hữu hạn, hết tài nguyên thì hết phát triển. Nhưng khai tác tài nguyên, di sản văn hóa, càng khai thác thì càng phát triển vì văn hóa là tài nguyên tái tạo không bao giờ hết. Tuy nhiên khai thác tài nguyên đó không dễ, phải có tri thức hiểu biết, sự linh hoạt sáng tạo phù hợp với thực tiễn mới có thể biến tài nguyên tiềm năng ấy thành sức mạnh, động lực phát triển của một dân tộc”, GS. Vũ Minh Giang bình luận.

Nguồn: Nguyệt Hà (Báo Chính Phủ)

Link:

http://baochinhphu.vn/Tin-noi-bat/Dau-la-loi-the-canh-tranh-cua-nguoi-Viet/247685.vgp

Có thể bạn quan tâm
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.