Có 22 mẫu đầu thu số DVB-T2 đủ tiêu chuẩn bán ra thị trường

Trong 22 mẫu sản phẩm đầu thu số DVB-T2 mà Cục Viễn thông đã tiếp nhận công bố hợp quy thì có 17 mẫu sản phẩm được nhập khẩu (chiếm 77%) và 5 mẫu sản phẩm được sản xuất trong nước (chiếm 23%).

Theo quy định của Bộ TT&TT, chỉ những loại đầu thu số DVB-T2 đã thực hiện công bố hợp quy mới đủ tiêu chuẩn kỹ thuật để lưu thông trên thị trường Việt Nam. Theo số liệu từ Cục Viễn thông, trong tháng 7 đã có thêm 3 sản phẩm đầu thu truyền hình số mặt đất DVB-T2 thực hiện công bố hợp quy, nâng tổng số mẫu đầu thu đã công bố hợp quy lên 22 mẫu, của 12 doanh nghiệp.

Một trong những loại đầu thu truyền hình số DVB-T2 được phép bán trên thị trường Việt Nam

Cụ thể, 3 sản phẩm mới là: HHT-8888 của công ty CP Nghe nhìn Toàn cầu; iSy-T1302 của công ty Golden Plus Quốc tế; HT Box của Chi nhánh Công ty TNHH Phát triển dịch vụ công nghiệp Mạnh Thắng.

Theo quy định của Bộ TT&TT, chỉ những loại đầu thu số DVB-T2 đã thực hiện công bố hợp quy mới đủ tiêu chuẩn kỹ thuật để lưu thông trên thị trường Việt Nam. Trong 22 mẫu sản phẩm đầu thu số DVB-T2 mà Cục Viễn thông đã tiếp nhận công bố hợp quy thì có 17 mẫu sản phẩm được nhập khẩu (chiếm 77%) và 5 mẫu sản phẩm được sản xuất trong nước (chiếm 23%). Các sản phẩm nhập khẩu có xuất xứ chủ yếu từ Hàn Quốc, Đài Loan và Trung Quốc. Trong số 12 doanh nghiệp chỉ có 4 doanh nghiệp đăng ký sản xuất đầu thu trong nước, còn lại là doanh nghiệp nhập khẩu.

Tuy số mẫu đầu thu số DVB-T2 thực hiện công bố khá nhiều, nhưng theo ghi nhận của ICTnews, mới chỉ có 8 trong số 22 sản phẩm đã công bố hợp quy đã ra thị trường, còn lại nhiều doanh nghiệp chỉ thực hiện công bố hợp quy xong rồi để đó, chưa sản xuất hoặc chưa nhập về hàng hóa về để kinh doanh. Điển hình có công ty CP nghe nhìn Toàn cầu có 6 sản phẩm công bố hợp quy, VTC có 4 sản phẩm công bố hợp quy nhưng chưa có sản phẩm nào được thương mại hóa.

Theo kiểm tra của Sở TT&TT Đà Nẵng và Cục Tần số vô tuyến điện, cùng một số đơn vị liên quan vào ngày 28/7 vừa qua, thị trường đầu thu trên địa bàn thành phố Đà Nẵng hiện nay rất phong phú, đa dạng. Nhiều đại lý đã dừng bán các loại đầu thu lậu (chưa công bố hợp quy) chỉ còn bán những loại đầu thu đã được hợp quy. Các sản phẩm trên thị trường được bán đúng giá niêm yết của doanh nghiệp, thậm chí có nơi còn rẻ hơn giá niêm yết.

Bên cạnh kênh bán hàng trực tiếp trên thị trường bán lẻ, một số doanh nghiệp đầu thu còn triển khai kênh bán hàng online trên trang web của doanh nghiệp, trên trang lazada.vn, trên kênh Facebook…

Có thể khẳng định đến thời điểm hiện tại, tình trạng khan hiếm đầu thu DVB-T2 đã không còn ở Đà Nẵng và Bắc Quảng Nam cũng như nhiều tỉnh, thành khác. Tuy nhiên, do phần lớn người dân dùng truyền hình analog sống ở vùng nông thôn nên việc mở rộng kênh phân phối tới cấp xã của các doanh nghiệp có nhiều khó khăn./.

ICTNews

Có thể bạn quan tâm
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.