5 loại củ giúp chống oxy hóa cực tốt
Chất chống oxy hóa được tìm thấy nhiều trong các loại trái cây và rau quả, thảo dược, có lợi cho sức khỏe trên nhiều mặt. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh lợi ích của chúng đối với sức khỏe trên nhiều mặt.
Củ dền chứa chất chống oxy hóa tên gọi acid alpha-lipoic
Trong cơ thể khỏe mạnh, gốc tự do sinh ra có giới hạn, không quá thừa để gây hại. Bởi vì bên cạnh các gốc tự do luôn có hệ thống các chất chống oxy hóa “nội sinh” cân bằng lại, vô hiệu hóa các gốc tự do có hại. Tuy nhiên, khi cơ thể yếu, sự cân bằng này bị phá vỡ. Lúc đó, cơ thể cần các chất chống oxy hóa từ ngoài vào. Đó là beta-caroten, chất khoáng selen, các hợp chất flavonoid, polyphenol… Những chất này có trong rau củ.
Củ tỏi: có thể là một chất chống oxy hóa lâu đời nhất và phổ biến nhất của thiên nhiên. Tỏi giữ cho trái tim của chúng ta khỏe mạnh hơn bằng cách giảm cholesterol và huyết áp. Nó tăng cường hệ miễn dịch, giúp lưu thông máu và có một vai trò quan trọng trong việc phòng chống ung thư. Tỏi cũng giúp giữ cho tính đàn hồi trẻ trung của da và làm chậm quá trình lão hóa cho làn da của người sử dụng. Đây là những chất chống oxy hóa tự nhiên tốt nhất của thiên nhiên có thể cung cấp cho cơ thể.
Củ cải đỏ: betanin và vulgaxanthin trong củ cải đỏ có khả năng chống oxy hóa, chống viêm và giải độc. Củ cải đỏ cũng rất tốt cho thị lực và các mô thần kinh.Các nhà khoa học đã chứng minh, các chất chống oxy hóa có thể ngăn chặn khối u phát triển và giám sát sự phát triển của tế bào bất thường. Nó đặc biệt có tác dụng trong việc phòng chống ung thư vú, tuyến tiền liệt, phổi, ruột kết và ung thư thận.
Khoai lang: rất giàu beta-carotene, selenium, anthocyanin, vitamin A, vitamin C và vitamin E. Do đó, nếu muốn cơ thể mình có nhiều chất chống oxy hóa để tăng cường sức khỏe, phòng bệnh, chống lão hóa thì không nên bỏ qua loại thực phẩm này. Vitamin C, vitamin B6, beta-carotene và mangan trong khoai lang giúp khoai lang có tính kháng viêm rất cao, làm mờ vết thâm, phòng chống bệnh mãn tính không lây. Ăn khoai lang 1 – 2 lần/tuần sẽ giúp cung cấp nhiều sinh tố có lợi, chất khoáng, chất xơ… Khoai lang không những làm căng da mà còn giảm nếp nhăn trên mặt, ngăn ngừa các bệnh về da như viêm da…
Cà rốt: nguồn phong phú của beta-carotene, selenium, lutein, vitamin A, vitamin C và vitamin E. Cà rốt có rất nhiều màu như: đỏ, vàng, tía, cam… và cả màu trắng. Cà rốt đỏ có chứa lucopen, một dạng caroten có tác dụng ngăn ngừa bệnh tim và ung thư. Cà rốt vàng giàu xantofin, bổ cho mắt. Cà rốt tía có chứa một loại sắc tố hoàn toàn khác là antoxian có tác dụng như chất chống oxy hóa mạnh. Lutein có nhiều trong cà rốt màu cam, một trong những sắc tố hoàn thành sắc màu của điểm đen trong võng mạc người. Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều cà rốt vì lượng carorten có trong cà rốt sẽ không thể chuyển hóa thành vitmin A, gây ứ đọng ở gan, gây ra những chứng bệnh vàng da, ăn không tiêu, mệt mỏi…
Củ dền: nghiên cứu gần đây cho thấy nhiều lợi ích từ củ dền cho sức khỏe, khuyến cáo nên dùng loại củ này trong bữa ăn thường ngày. Nghiên cứu của các nhà khoa học ĐH Wake Forest (Mỹ) cho rằng, củ dền chứa chất chống oxy hóa tên gọi acid alpha-lipoic, làm hạ mức đường trong máu, tăng độ nhạy insulin, ngăn ngừa sự mất cân bằng oxy hóa ở bệnh nhân đái tháo đường giúp tăng cường sự oxy hóa ở não, làm chậm lại quá trình mất trí nhớ ở người già. Ngoài ra, chất choline có trong củ dền còn giúp cải thiện giấc ngủ, tốt cho trí nhớ và đặc biệt là tăng vận động cơ nên có thể giúp tăng cường thành tích thể dục thể thao đồng thời giúp duy trì cấu trúc màng tế bào, hỗ trợ cho sự dẫn truyền xung thần kinh, tham gia vào quá trình hấp thu mỡ và giảm bớt sự viêm mạn tính.
Ngoài danh sách trên, rau bina và ngũ cốc cũng là những nguồn chất chống oxy hóa rất lớn mà làm cho bữa ăn hàng ngày đa dạng và đầy đủ các vitamin hơn, giúp chúng ta phát triển một lối sống, một phong cách ăn thật lành mạnh./.
BS.CKII. Huỳnh Tấn Vũ
Sức khỏe & Đời sống