Vật liệu “bọt biển” mới có khả năng hấp thu lượng dầu gấp 90 lần

Các nhà nghiên cứu tại Argonne National Lab đã phát minh ra một loại “bọt biển” có khả năng hấp thu lượng dầu gấp 90 lần trọng lượng và có khả năng tái sử dụng tới 100 lần. Họ cũng hy vọng công nghệ này có thể xử lý các vụ dầu loang nhanh chóng với chi phí thấp.

Xử lý các vụ tràn dầu (Nguồn: US Coast Guard Photo/Alamy Stock Photo)

Các vụ tràn dầu rất khó xử lý triệt để. Có rất nhiều giải pháp để tách dầu ra khỏi nước nhưng rất chậm hoặc đắt đỏ. Một trong những phương pháp để xử lý tràn dầu là sử dụng vật liệu nổi có thể hấp thu dầu, phao nổi. Tùy vào loại vật liệu, phao nổi này có thể hấp thu từ 3 đến 70 lần lượng dầu so với trọng lượng của nó.

Tuy nhiên, điểm yếu nhất của phao nổi là chúng chỉ có thể sử dụng một lần. Ngay khi hút đầy dầu chúng phải được lấy lên và xử lý. Điều này có nghĩa là cần phải có một số lượng cực kỳ lớn để có thể xử lý dầu loang có diện tích rộng.

Vật liệu mới từ Argonne National Lab không chỉ hút dầu nhiều hơn các loại vật liệu khác, nó còn có khả năng tái sử dụng. Khi thử nghiệm, các miếng hút dầu có khả năng thấm hút dầu tới 90 lần trọng lượng của nó, trước khi được vắt và sử dụng lại.

“Bọt biển” này được làm từ Silane (SiH4 có khả năng hấp thu dầu) bọc quanh bọt Polyurethane. Tỉ lệ giữa Polyurethane và Silane cần phải chính xác: quá ít Silance thì miếng “bọt biển” không thể hấp thu dầu, quá nhiều thì lại không thể tái sử dụng. Xử lý được tỷ lệ này là quá trình khó khăn nhất.

Các nhà nghiên cứu đang làm thêm các thử nghiệm và cải tiến quá trình sản xuất sản phẩm cỡ lớn. Hy vọng, “bọt biển” siêu thấm hút này sẽ góp phần xử lý triệt để các vụ tràn dầu hiện nay./.

Trần Ngân (dịch từ PopularMechanics)

Có thể bạn quan tâm
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.