Thăm ngôi làng “người giả” còn nhiều hơn “người thật”

Ngôi làng nhỏ bé ở Nagoro, Nhật Bản, còn được biết tới với tên gọi “làng bù nhìn”. Dân số ở đây ít ỏi đến mức đang ở ngưỡng báo động vì sắp trở thành vùng đất bỏ hoang. Số lượng “bù nhìn” thậm chí còn đông hơn hẳn so với cư dân chính thức.

Nagoro là ngôi làng nhỏ heo hút nằm sâu trong thung lũng Shikoku ở Nhật Bản. Nơi này là một trong những địa điểm hẻo lánh, không xuất hiện trên bản đồ và khó tới nhất ở Nhật Bản. Trước kia, ngôi làng vốn đông dân cư. Nhưng rồi người làng cũng dần rời đi tới các thành phố lớn sinh sống, tìm kiếm việc làm, khiến nơi này càng trở nên hoang vắng hơn.

Nagoro là ngôi làng rất hẻo lánh ở Nhật Bản
Nagoro là ngôi làng rất hẻo lánh ở Nhật Bản
Bà Ayano làm con búp bê vải đầu tiên để tưởng nhớ người cha quá cố của mình.
Bà Ayano làm con búp bê vải đầu tiên để tưởng nhớ người cha quá cố của mình.

Dân cư thưa thớt, hiện chỉ còn 35 người sống trong làng. Cách đây chừng 10 năm, bà Tsukimi Ayano rời Osaka về làng. Tại đây, bà nhận thấy nơi chôn nhau cắt rốn của mình ngày càng trở nên hiu quạnh. Bắt đầu từ năm 2002, bà Ayano bắt tay vào làm những con búp bê vải đầu tiên với kích thước lớn như con người. Búp bê được bà đặt ở khắp nơi.

Búp bê vải được đặt khắp nơi trong làng
Búp bê vải được đặt khắp nơi trong làng
Mỗi búp bê mang một hình dáng biểu cảm khác nhau
Mỗi búp bê mang một hình dáng biểu cảm khác nhau

Khi trong làng có người qua đời, hay ai đó lại rời đi nơi khác, bà Ayano sẽ làm con búp bê để thay thế cho vị trí người đó. Mỗi búp bê mang hình dáng khác nhau, biểu thị sắc thái cảm xúc riêng biệt, mặc trang phục riêng, được coi như đại diện cho linh hồn của những người từng sống trong làng. Theo bà Ayano, đây là cách giúp ngôi làng bớt đi sự trống trải.

Đây là cách bà Ayano cảm thấy ngôi làng bớt hiu quạnh
Đây là cách bà Ayano cảm thấy ngôi làng bớt hiu quạnh

Từ ý tưởng ban đầu làm búp bê để tưởng nhớ người cha đã khuất, dần dần, bà Ayano quyết định thực hiện dự án búp bê để mô phỏng tất cả những người từng sinh sống tại đây. Hơn 10 năm trôi qua, đến nay, bà đã làm được hơn 350 con búp bê với đủ kích thước khác nhau.

Đến nay, bà đã làm được hơn 350 con búp bê các loại
Đến nay, bà đã làm được hơn 350 con búp bê các loại

Những con búp bê bằng vải xuất hiện khắp nơi trong làng. Từ hồ câu cá, cho tới cánh đồng, bến xe bus, lớp học, hay cả trong nhà. Mỗi búp bê đại diện cho một người, mang trạng thái cảm xúc khác nhau. Năm 2012, ngôi trường duy nhất ở Nagoro cũng đóng cửa vì quá ít học sinh. Nhưng với bà Ayano, điều này chưa kết thúc. Bà nhanh chóng bắt tay làm các con búp bê mang tính biểu tượng cho học sinh và giáo viên, rồi đặt chúng trong các lớp học.

Lớp học toàn các hình nộm búp bê
Lớp học toàn các hình nộm búp bê
Bà Ayano bên các búp bê
Bà Ayano bên các búp bê

Ở tuổi 69, bà Ayano vẫn miệt mài duy trì thú vui làm búp bê trong suốt hơn chục năm qua. Với bà, mỗi con búp bê mang tới cảm giác duy trì cuộc sống hàng ngày, khi cư dân cũ của ngôi làng đã rời đi gần hết. Hiện tại, bà là một trong những người “ít tuổi” nhất còn ở lại làng.

Khi đêm tối, các hình nộm búp bê trông khá đáng sợ
Khi đêm tối, các hình nộm búp bê trông khá đáng sợ

Ngôi làng Nagoro càng trở nên nổi tiếng hơn, thu hút khách du lịch tới thăm nhờ ý tưởng kỳ lạ này. Tuy nhiên, chính bản thân bà Ayano cũng thừa nhận không phải ai cũng thích ý tưởng này. “Có người cho rằng những con búp bê thật đáng sợ, đặc biệt khi họ phải ra ngoài lúc trời tối”./.

Việt Hà (Dân trí)

Theo BI

Có thể bạn quan tâm
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.