Phát hiện hóa thạch tổ tiên người châu Á hiện đại

Xương ống chân 40.000 năm tuổi được phát hiện bên trong một hang động gần Thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc tiết lộ về nguồn gốc người hiện đại đầu tiên tới định cư ở châu Á.

Cách phân tích dữ liệu ADN mới cho thấy, khúc xương được phát hiện là tổ tiên của loài người sống ở châu Á ngày nay. Theo đó, việc phân tích các chất liệu di truyền bên trong khúc xương ống chân được tìm thấy trong hang Tianyuan năm 2003 và so sánh chúng với những thông tin khác cho thấy sự tương đồng giữa người cổ đại với người châu Á và châu Mỹ bản địa.

Khúc xương người hiện đại được phát hiện tại Trung Quốc.

Theo đó, tổ tiên chúng ta bắt đầu sinh sống ở đại lục địa Á – Âu 40.000–50.000 năm trước đây. Tuy nhiên, bằng chứng ADN cũng cho thấy, nguồn gốc xa xưa hơn của người châu Á hiện đại chính là một nhánh nhỏ của người châu Âu cổ. Việc thay đổi điều kiện sống và chọn lọc tự nhiên trong những quãng thời gian dài tạo thành 2 chủng người với những khác biệt rõ rệt.

Đồng tác giả của nghiên cứu Svante Paabo, Viện Nhân chủng học tiến hóa Max Planck tại Leipzig, Đức cho biết: “Những phân tích về tổ tiên loài người hiện đại trên đại lục địa Á – Âu sẽ góp phần gia tăng hiểu biết của chúng ta về thời gian và cách thức mà tổ tiên người hiện đại lan rộng và sinh sống trên khắp châu Á và châu Âu”.

Ngiên cứu cũng chỉ ra rằng, tổ tiên người hiện đại đã lai giống với những chủng người cổ đại như người Neanderthal và Denisovans khi họ di cư khỏi châu Phi – cái nôi của nhân loại và tới định cư trên khắp 5 châu. Nghiên cứu chéo những người sống ở thời kỳ này giúp các nhà khoa học hiểu hơn về quá trình giao thoa giữa tổ tiên người hiện đại và người cổ đại.

Infonet

Có thể bạn quan tâm
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.